Thời vụ
Vú sữa có thể trồng quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa: khoảng tháng 9 ở Trung Bộ và tháng 6 ở Nam Bộ.
Chuẩn bị giống
Nhân giống CÂY VÚ SỮA thường được áp dụng bằng phương pháp chiết cành. Lựa chọn những giống cây mang lại năng suất cao với độ tuổi trong khoảng 6 – 10 năm tuổi để thực hiện chiết cành, tạo ra những cây con khỏe mạnh trước khi trồng. Trên cây, ưu tiên chọn cánh bánh tẻ tuyệt đối không sâu bệnh, độ tuổi trung bình từ 14 – 16 tháng, nằm ngang với phần da vừa hóa gỗ. Cần chú ý rằng không sử dụng các cạnh vượt làm cách chiết.
Ngoài ra, phương pháp ghép cũng được lựa chọn để nhân giống vú sữa. Có 2 cách ghép cây vú sữa: ghép treo bầu và ghép áp cành
Ghép treo bầu:
Gốc ghép: Sử dụng gốc ghép có đường kính từ 0,8 – 1 cm (tương đương 16 – 18 tháng tuổi). Dùng dao bén vạt gốc ghép theo hình vạt nêm dài 1,5 – 2 cm, cách mặt bầu ươm 0,6 – 10 cm.
Cành ghép: vị trí ghép cách chồi ngọn 30 – 40 cm trở lên, dùng dao bén cắt xéo góc 300 vào đến giữa tâm cành rồi kéo dài về phía ngọn cành khoảng 2,5 – 3 cm.
Ghép: đặt vạt nêm của gốc ghép vào nơi vạt xéo trên cành ghép, phải đặt sao cho mặt cắt của gốc và cành ghép trùng khít lên nhau, quấn mối ghép bằng băng keo ghép cây, sau đó cột chặt vào cành lớn hơn trên cây tránh gió lay.
Cắt dây ghép: nơi ghép sẽ được kết dính sau khi ghép khoảng 3 tuần, 1,5 – 2 tháng sau ghép có thể cắt dây những cây ghép thành công, 1 tháng sau đó thay bầu ươm lớn hơn, tưới nước đầy đủ, để cây nơi râm mát và chăm sóc đến khi đưa đi trồng.
Ghép áp cành:
Gốc ghép: chọn gốc ghép có đường kính từ 1 – 1,5cm (18 – 20 tháng tuổi) dùng dao bén có mũi nhọn mở hình chữ U trên gốc ghép có chiều dài từ 2 – 3 cm, cách mặt bầu 0,6 – 10 cm, tách vỏ chữ U này (chỉ mở lớp vỏ, không cắt vào phần gỗ cây).
Cành ghép: Cành được cắt từ cây mẹ có độ dài từ 10-20cm (có thể có 1 nhánh nhỏ hoặc 1 mắt lá), phía dưới chân cành ghép dùng dao bén vạt hình vạt nêm tương ứng với chiều dài của chữ U trên gốc ghép.
Ghép: lồng vạt nêm của cành ghép vào chữ U của gốc ghép sao cho cành và gốc ghép trùng khít lên nhau, dùng băng keo ghép cây quấn kín mối ghép.
Kỹ thuật trồng cây vú sữa
Cây vú sữa trồng thích hợp trong điều kiện nhiệt đới nhiệt độ 22-340C, chỉ ra hoa tốt trong điều kiện có hai mùa mưa nắng phân biệt và không chịu được gió to do cây có tán lá dày và rễ nông. Hợp với đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, ít chua, pH 5,5-6,5, cao độ không quá 400m
Trước khi trồng 15 – 20 ngày tiến hành đào hố giữa mô rộng 40-50cm, sâu 20 – 25cm, trộn đều lớp đất này với hỗn hợp 20kg phân hữu cơ , 100g DAP,ø 200 – 300g phân lân và 10-20g Basudin 10H.
Đặt bầu cây thẳng đứng, mặt bầu ngang với mặt mô trồng, cắt bỏ vỏ bầu, lắp đầy hố bằng hỗn hợp nêu trên, nén chặt, cắm cọc cố định và tưới nước.
Sau khi trồng cần chú ý che bóng cho cây để tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng trực tiếp thời gian từ 1 – 2 năm đầu. Sử dụng rơm rạ, hay lá mục phủ lên phần gốc đảm bảo giữ ẩm cho đất được thực hiện tốt với tiêu chuẩn tủ gốc nằm cách phần rễ từ 40 – 50cm.
Kỹ thuật chăm sóc
Tỉa cành, tạo tán
Trong các năm đầu nên tỉa bớt cành, chỉ để lại các cành phân bố cành đều theo các hướng, tạo cho cây có tán tròn đều và khống chế chiều cao không vượt quá 4-4,5m. Cắt bỏ cành vượt trong tán, cành sâu bệnh, cành phụ ốm yếu mọc liên tiếp trên cùng một cành chính, cành mọc gần mặt đất.
Vào sau mỗi vụ thu hoạch cần tỉa các cành mọc đứng bên trong tán, cành rũ, cành ốm yếu, sâu bệnh…để giúp cây thông thoáng và sớm ra chồi mới.
Đối với vườn có độ tuổi từ 20 năm trở lên, cây cao quá 6m nên tiến hành trẻ hoá cho cây. Kỹ thuật trẻ hoá nên được áp dụng liên tiếp trong 3-4 năm, mỗi năm trên từng phần của cây để đảm bảo mức thu nhập.
Sau mỗi vụ thu hoạch nên cưa bỏ 1-2 cành vươn cao, ít lá và có biểu hiện sinh trưởng, năng suất kém nhất trên tán cây. Cưa ngắn các cành này còn 30-50cm tính từ gốc cành. Khi cưa nên rót nước liên tục vào vết cưa nhằm tránh nhiệt độ cao do ma sát gây chết mô cây ảnh hưởng đến khả năng tái sinh chồi sau này, vết cưa nghiêng 45 độ để tránh đọng nước. Sơn phủ bề mặt vết cưa bằng dung dịch sun-phát đồng. Khoảng 15-20 ngày sau dưới mỗi vết cưa sẽ phát triển 5-15 chồi mới, nên tỉa bớt số chồi mới chỉ giữ lại 2-3 chồi khỏe và ở vị trí đều quanh cành. Khi chồi mới phát triển đến chiều dài 50-60cm thì tiến hành loại bỏ đỉnh sinh trưởng để kích thích chồi phân cành. Lưu ý quan sát và phòng trừ sâu hại cho cành mới. Cành mới có khả năng cho trái sau 12-18 tháng.
Bón phân
Chọn các loại phân bón chất lượng, bón phân đầy đủ, đúng cách là yêu cầu bắt buộc, đảm bảo giúp vú sữa có được điều kiện phát triển tốt nhất, lý tưởng nhất. Việc bón phân cho cây vú sữa cũng cần thực hiện theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật mới mang lại hiệu quả ứng dụng cao, mang lại giá trị thiết thực cho quá trình phát triển của cây:
Chú trọng bón phân đúng cách tạo điều kiện cho cây phát triển tốt
Thời kỳ kiến thiết cơ bản: ở năm đầu tiên việc bón phân cần tuân thủ yêu cầu sử dụng 2kg NPK 16-16-8 hòa cùng 200 lít nước để tưới đều đặn cho cây. Vào thời điểm từ năm thứ 2 trở đi thì lương phân bó cần sử dụng sẽ là 2kg NPK 20-20-15 để bón làm 4 lần trong năm, mỗi lần cách nhau khoảng 3 tháng.
Ở thời kỳ kinh doanh: vào thời gian khoảng 5 năm sau khi trồng lúc này cây vú sữa đã cho trái ổn định và cũng là thời điểm mà vườn cây bước vào giai đoạn kinh doanh. Việc bón phân càng cần chú trọng để đảm bảo năng suất cao mỗi vụ. Việc bón phân cần được tuân thủ đúng kỹ thuật vào các giai đoạn cụ thể là xử lý khi ra hoa, đậu quả, quá trình nuôi quả và trước thời điểm thu hoạch khoảng 1 tháng.
Lượng phân bón sẽ có những điều chỉnh, thay đổi cụ thể dựa trên năm tuổi và sản lượng thực tế:
+ Lần đầu tiên: ở giai đoạn xử lý trước khi ra hoa chúng ta cần sử dụng bón 1-2 kg/cây/lần bằng NPK 20-20-15 hoặc bằng phân hòa tan Solufert để kích thích ra hóa.
+ Lần thứ 2: Khi vú sữa đã đậu trái với mỗi trái đường kính trung bình khoảng 1cm thì lúc này việc sử dụng 1-2 kg/cây/lần NPK Seven cây ăn trái.
+ Lần thứ 3: Trong giai đoạn trái lớn với đường kính khoảng 3cm thì lúc này bón 1-2 kg/cây/lần NPK cây ăn trái.
+ Lần thứ 4: Thời điểm trước khi thu hoạch khoảng 1 tháng chúng ta dùng 1-2kg NPK 12-12-18 giúp trái thơm ngon, ngọt hơn.
Yêu cầu chung là mỗi lần bón cần cách nhau thời gian khoảng 2 tháng để đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất. Khi tiến hành bón phân chúng ta dọn sạch vật liệu ủ gốc, xới rãnh với độ sâu 5 – 10cm tại vị trí 2/3 đường kính của tán cây sau đó bón phân vào rãnh, ủ lại vật liệu lên gốc và tưới nước đều đặn hàng ngày trong khoảng 7 ngày liên tục.
Xử lý ra hoa:
Xử lý ra hoa cho vú sữa khi cây đã trưởng thành, cho trái ổn định từ năm thứ 7 trở đi bằng phương pháp điều tiết nước và bón phân. Lúc chuẩn bị thu hoạch quả (khoảng tháng 11) tiến hành các bước xử lý như sau:
Gom sạch lá rụng trên mặt líp để phơi khô đất, đồng thời xiết cạn nước trong mương cho đến khi thu hoạch xong (mực nước trong mương tối thiểu phải cách mặt líp 60 cm).
Sau khi thu hoạch xong, tỉa bỏ các trái non còn sót lại và tỉa các loại cành già, cành vô hiệu, cành vượt (cành phướn), cành sâu bệnh.
Xử lý ra hoa từ tháng 2- 3 :
Bơm nước tràn trên mặt líp 2 – 3 lần, 4 – 5 ngày/lần, yêu cầu đảm bảo mặt líp phải thật ẩm (bơm nước ngâm líp trong 1 -2 ngày).
Bón toàn bộ lượng phân đợt 1, tưới nước cho tan phân sau mỗi lần bón.
Tưới liên tục 3 lần/tuần cho dến khi cây ra hoa.
Thu hoạch.
Thời gian từ khi đậu trái đến khi thu hoạch từ 180 – 200 ngày tùy theo giống, mùa vụ. Tiến hành thu hoạch khi trái đã chín sinh lý trên cây. Trái phát triển đạt đến hình thái, màu sắc đặc trưng của giống.
Khi thụ hoạch nên cắt cả cuống trái dài 1-2 cm, loại bỏ trái có vết sâu bệnh, tổn thương và bao trái bằng các loại bao giấy nhằm tránh trầy xướt trong quá trình vận chuyển.
Thùng, giỏ chứa trái phải có lót đệm bằng giấy hoặc các loại vật liệu xốp, khô. Không nên chất quá 4-5 lớp trái trong giỏ./.