icon01

MÍT DAI TA

icon01

CÂY BỒ ĐỀ

icon01

DỪA CÔNG TRÌNH

Sản Phẩm Liên Quan

Các Giống Cây Trồng Khác

icon01

1 – Giới Thiệu:
Cây Giống Bưởi Diễn là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Một ha bưởi Diễn sau 5 năm tuổi có thể đạt năng suất từ 50-65 ngàn qủa/năm, đạt giá trị từ 700-900 triệu đồng. Bưởi Diễn là loại cây rễ nông thích hợp với các loại đất chắc như đất thịt nặng, đất đồi... đất mang tính kiềm. Giống cây bưởi diễn không chịu được nước nên cần tránh úng ngập. Bưởi Diễn có cuống nhỏ, quả tròn đều, không dài, căng vỏ, vỏ có màu vàng sẫm và cầm chắc tay, nặng từ 0,9 – 1kg. Khi bổ ra có tép vàng mượt, cùi mỏng, nhìn qua lớp vỏ lụa thấy màu óng vàng. Đặc biệt, hạt của bưởi Diễn rất nhỏ và săn hạt. ăn ngọt, đặc biệt có mùi thơm mát. Bưởi Diễn có thể để được từ 3 đến 4 tháng và càng để lâu, héo, ăn càng thơm, giòn, ngọt.

2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:
Để có những sản phẩm bưởi Diễn chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, nhà nông cần chú ý tới xuất xứ và chất lượng giống. Cây có nguồn gốc từ Đoan Hùng – Phú Thọ được trồng lâu đời (trên 100 năm), tại Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội. Là giống đặc sản địa phương, cây sinh trưởng khỏe, phân cành mạnh. Quả chín vàng tươi, tép ráo, ăn ngon, nhiều nước. Cây bưởi chiết: Đường kính từ 1 - 1,5cm, cao khoảng 60 - 80cm, có 2-3 cành cấp 1 được ươm trong bầu, có rễ thứ cấp mới được đem đi trồng. Cây bưởi ghép: Đường kính gốc ghép từ 0,8 - 1cm, cành cao khoảng 25 - 30cm, khỏe mạnh sạch sâu bệnh.
3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
Bưởi diễn trồng thích hợp nhất vào 2 vụ mùa trong năm đó là:: - Vụ Xuân: tháng 2, 3, 4 - Vụ thu đông: tháng 8, 9 ,10 - Đối với loại đất thịt tơi xốt thì khoảng cách phù hợp giữa 2 cây trồng là 5x5m (400 cây/ha) tương đương 15 cây trên 1 sào bắc bộ. - Còn đối với loại đất đồi chắc, cằn thì khoảng cách là 4,5x4,5m (500 cây/ha) tương đương 18 cây trên 1 sào bắc bộ.

4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:
- Làm đất cày bừa kĩ, nhặt sạch cỏ - Lên luống cách nhau 5m có hình mui luyện, rãnh rộng 30 - 40cm, sâu 20cm, tâm luống cao 30 - 40cm so với đáy rãnh. - Đào hố đắp ụ: + Đào hố nơi đất xấu có kích thước: 80x80x60cm(rộng,dài,sâu) + Đào hố nơi đất tốt: 60x60x50cm Nơi chân đất thấp thì phải đắp ụ, ụ cao từ 50 - 60cm, đường kính ụ rộng từ 0,8 - 1m
5 – Phân Bón Lót:
- Phân chuồng hoai mục: 20-30kg(40kg) - Super lân: 1kg - Vôi bột: Tùy theo pH của đất để xác định lượng vôi bột cần bón. Bà con nên xác định pH trước khi quyết định bón vôi. Thông thường nếu pH<5 hoặc 5,5 thì bón 20-25kg vôi bột/sào Bắc bộ, bón trước hoặc sau các loại phân bón khác khoảng 15-20 ngày.
6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Bưởi Diễn:
Hố phải đào trước khi trồng khoảng 1 tháng, Trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15 – 20 cm. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất cho chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây chết cây. Sau đó dùng mùn rác, cỏ khô phủ kín gốc rồi tưới đẫm nước cho cây tối thiểu 1lần/1ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới (đặc biệt chú ý trong 30 ngày đầu tiên sau trồng).
7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Bưởi Diễn:
7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
+ Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ chưa mang quả: Việc cắt tỉa được tiến hành ngay từ khi trồng. Để có được dạng hình hợp lý, cần thực hiện theo các bước sau: - Tạo cành cấp 1: Khi cây con đạt chiều cao 45 - 50 cm, cần bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Chỉ để lại 3 - 4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều về các hướng. Các cành cấp 1 này thường chọn cành khoẻ, ít cong queo, cách nhau 7 - 10 cm trên thân chính và tạo với thân chính một góc xấp xỉ 45 – 60độ để khung tán đều và thoáng. - Tạo cành cấp 2: Khi cành cấp 1 dài 25 - 30 cm, ta bấm ngọn để tạo cành cấp 2. Thông thường trên cành cấp 1 chỉ giữ lại 3 cành cấp 2 phân bố hợp lý về góc độ và hướng. - Tạo cành cấp 3: Cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho những năm sau. Các cành này phải khống chế để chúng không giao nhau và sắp xếp theo các hướng khác nhau giúp cây quang hợp được tốt. + Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ mang quả - Cắt tỉa sau thu hoạch: Được tiến hành sau khi thu hoạch quả. Cắt tỉa tất cả các cành sâu bệnh, cành chết, cành vượt, những cành quá dày, cắt tỉa bớt cành cấp 1(nếu số cành cấp 1/cây quá dày) sao cho cây có bộ khung tán cân đối. - Cắt tỉa vụ xuân: Được tiến hành vào giữa tháng 1 đến giữa tháng 3 hàng năm: Cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán, những chùm hoa nhỏ, dầy, dị hình. - Cắt tỉa vụ hè: được tiến hành từ tháng 4 đến hết tháng 6: Cắt bỏ những cành hè mọc quá dày hoặc yếu, cành sâu bệnh, tỉa bỏ những quả nhỏ, dị hình.
7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Bưởi Diễn:
Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm: + Bón cơ bản (tháng 8 – tháng 11): Phân hữu cơ + lân Super + vôi. + Bón đón hoa, cành xuân từ 15/1 – 15/3: Đạm urê + kali. + Bón thúc tăng trọng quả vào tháng 5 – tháng7: Đạm urê + kali Ngoài ra bón cho cây sau khi thu hoạch làm cây chóng phục hồi, lượng bón thúc như sau: + Ure: 0,1 – 0,2 kg/cây + Super lân: 0,2 – 0,5 kg/cây + Kali: 0,1 - 0,3kg/cây. Các năm sau lượng phân tăng theo tuổi cây, năng suất quả và tuỳ thuộc loại đất. Cách bón: Bón phân hữu cơ: đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng 30 - 40 cm, sâu 20 - 25 cm, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm. Hoặc có thể đào 3 rãnh theo hình vành khăn xung quanh tán để bón, năm sau bón tiếp phần còn lại. Bón phân vô cơ: khi đất ẩm chỉ cần rải phân lên mặt đất theo hình chiếu của tán cách xa gốc 20 - 30 cm, sau đó tưới nước để hoà tan phân. Khi trời khô hạn cần hoà tan phân trong nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới nước. + Lần 1 (sau khi thu hoạch): bón theo vành mép tán, đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Các loại phân trộn đều cho vào rãnh lấp kín đất, tủ rơm giữ ẩm. + Bón thúc vào lần 2 và 3: trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong vòng tán cây, xới đất sâu 4-5cm vùi đất lấp kín, tủ rơm rác giữ ẩm. Bón phân xong tưới nước đều đặn, vừa phải cho phân tan để cây hấp thụ từ từ. Chú ý không nên tưới quá nhiều nước cho cây vì nếu thừa nước cây sẽ ra đọt non ảnh hưởng đến việc xử lý ra hoa.
8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Bưởi Diễn:
Bưởi thường bị một số loại sâu bệnh phá hoại như : Bệnh nấm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, cành, nhện đỏ, nhện trắng, ruồi đục quả, bệnh chảy gôm, bệnh khô cành, quả ám khói… - Bệnh nấm : Trên lá có đốm màu gỉ sắt, thân có các đốm đen. Sử dụng thuốc SCORE hoặc Sun phát đồng 1% phun 3 ngày một lần cho tới khi khỏi bệnh. - Bệnh sâu đục thân, cành : Quét vôi vào gốc cây và thân cây, dung xilanh tiêm phun trực tiếp vào lỗ sâu đục bằng thuốc Supracide 0,2%. - Sâu vẽ bùa : Dùng Selecron phun lên lá. Thuốc này có tác dụng với cả sâu ăn lá, nhện đỏ và các loại sâu khác. - Rệp : Khi phát hiện có rệp, phun ngay Selecron ba ngày liên tục. - Ruồi đục quả hút dịch làm quả thối, thời gian xuất hiện vào tháng 7-10. Dùng bả Naled 5% + Metyl Eugnol 95% cho 100m2. - Bọ xít các loại : Phun Sherpa 0,2% hoặc Dipterex 0,3%. Ngoài ra nếu thấy các loại côn trùng ít có thể bắt bằng tay và tiêu diệt. - Bệnh muội đen thân, cành, lá, quả. Thời gian xuất hiện từ tháng 2-10. Phun Boocdo 1% hoặc Sun phát đồng 1% kết hợp với cắt tỉa cho thưa tán lá, cành. - Bệnh chảy mủ gôm : Thời gian gây hại từ tháng 4, 5, 9, 10. Phun Aliette 0,3% lên thân, cành tuần 1 lần cho tới khi khỏi v.v…
9 – Thu Hoạch và Bảo Quản:


Khi quả già, vỏ quả hơi vàng màu đặc trưng của giống thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Dùng dao cắt cả cuống quả, lau sạch cho vào giỏ hoặc sọt tre để nơi thoáng mát, Quả thu hái về cần phân loại. Nếu vận chuyển đi xa khi đóng vào sọt hoặc thùng không quá 5 lớp (đóng sọt phải có lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả). Về việc bảo quản bưởi Diễn, chỉ cần để cho bưởi ráo hết phần nhựa khoảng 10 – 15 ngày, sau đó cho vào túi lưới hay rổ bảo quản nơi thoáng mát để ăn dần. Nếu thời tiết ẩm, nồm thì phải kiểm tra những túi có hiện tượng đổ mồ hôi, bỏ ra cho quả khô. Không nên cất bưởi trong túi nhựa hay trong tủ lạnh, bưởi sẽ nhanh bị hỏng.

icon01

1. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CÂY ROI ( MẬN) :

Cây roi xanh Thái Lan hay còn gọi là cây mận theo miền Nam là giống cây ăn trái khá quen thuộc. Quả roi không phải là đặc sản mà nó dung dị, đời thường như chính bản chất con người Việt Nam. Bởi vậy mà từ lâu nó được người dân áp dụng kỹ thuật trồng ở khắp nơi.

 

Cây roi xanh Thái Lan có tán lá sum suê, xanh mướt quanh năm, hoa, lá có mùi hương thơm dễ chịu. Quả roi xanh có hình chuông, vỏ xanh ruột xanh quả to cỡ 3 ngón tay người lớn, ăn có vị ngọ mát. Đặc biệt cây giống roi xanh Thái Lan sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh. Trồng sau chỉ một hai năm có thể cho hoa kết trái. Trọng lượng trái trung bình 80 - 120gram/trái nên nếu trồng ở diện tích lớn đây sẽ là loại quả mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho các gia đình.

 

2 .Thời vụ trồng

 

Roi xanh Thái Lan được trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào đầu mùa mưa. Không nên trồng vào thời điểm nắng nóng hay rét đậm cây rất dễ bị thui đen và chết.

 

3.Chọn giống roi xanh Thái Lan

 

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại giống roi. Tuy nhiên, giống roi xanh Thái Lan được nhiều người lựa chọn khi trồng trong chậu hay trồng đất với diện tích lớn đều mang lại năng suất quả cao. Cây giống bạn có thể tìm mua ở các vựa giống. Nên lựa chọn những cây giống xanh tốt, khỏe mạnh, không sâu bệnh để trồng.

 

4.Kỹ thuật trồng cây roi  Thái Lan

 

Một đặc điểm thuận lợi cho cây roi xanh Thái Lan đó là có thể phát triển ở nhiều loại đất khác nhau. Khi trồng nên đặt ở vị trí không bị ngập úng, thoát nước và có hệ thống tưới tiêu tốt. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

 

Khi mua cây roi về, nhẹ nhàng rạng bỏ bao nilon (tránh đụng chạm tới rễ), đào hố và đặt cây xuống. Lấp đất vào xung quanh gốc, ấn nhẹ tay cho cây đứng, tránh làm đứt rễ cây, trồng xong tưới thật đẫm nước.

Cách chăm sóc cây roi  Thái Lan

 

Cách chăm sóc cây roi xanh Thái Lan cực đơn giản bởi đây là loại cây lâu năm không cần phải quá tốn kém hay mất nhiều thời gian chăm sóc. Chỉ cần cung cấp duy trì tưới nước cho cây thường xuyên, đặc biệt là ở giai đoạn mới trồng, hoặc khi khô hạn kéo dài. Cây roi chuẩn bị ra hoa, cần giữ cho gốc cây luôn khô ráo. Thời kỳ kết trái, cây cần nhiều nước để nuôi trái. Thiếu nước năng suất sẽ kém và phẩm chất giảm.

 

5.Bón phân cho cây roi xanh Thái Lan

 

Để giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh thì yếu tố phân bón cực kỳ quan trọng. Có thể dùng loại phân hữu cơ bón như: Phân trâu bò, heo, dê, rơm rác mục. Có thể bón xung quanh tán cây và bồi lớp đất bùn mỏng ở khoảng giữa tán cây bón phân vào hố và lấp đất lại. Ngoài ra chúng ta cũng cần bón thêm phân hóa học để tăng cường Kali và Canxi nhằm giúp trái roi thái lan có màu tươi đẹp và vị ngọt hơn. 

 

6.Phòng sâu bệnh hại cây roi xanh Thái Lan

 

Trồng cây roi này thường bị sâu ăn lá. Đây là loài sâu ăn tạp, thường cắn phá đọt non làm bộ lá còi cọc xơ xác. Dùng các loại thuốc BVTV xử lý: Vifast 5ND, Desic 2,5 ND, Basudin 50EC…

 

Ngoài ra còn hay bị rầy mềm, rệp sáp, rệp dính rất hay tấn công chồi non, cuốn lá, cuốn trái làm cành lá quăn queo, bị muội hóng làm đen trái.. Có thể dùng Basan 50ND, Supracide 40ND, Polytrin 10ND.

 

Đặc biệt ấu trùng đục vào cành, thân làm cho cành bị khô có thể bị gảy ngang. Đầu tiên chúng khoét những đường hang ngoằn nghèo, hay đụt sâu vào thân cây, cây suy kiệt dần rồi chết. Có thể dùng Vibasu 10H, Vicarp 10H, Regent… để xử lý định kỳ xung quanh gốc, hay sử dụng các loại thuốc có tính lưu dẫn để xịt phòng cho cây.

 

7.Thu hoạch roi xanh

 

Thu hái khi quả đã đủ độ chín phù hợp nhất cho vận chuyển đến nơi tiêu thụ mà không ảnh hưởng chất lượng. Roi có vỏ mỏng, rất dễ tổn thương xây xát, khi thu hái cần nhẹ tay, có dụng cụ chứa đựng phù hợp để tránh dập nát khi thu hái và vận chuyển. Khi thu hoạch xong có thể bón tiếp cho cây 0,5-1 kg phân NPK 20-20-15 cho cây nhanh chóng phục hồi để cho hoa trái đợt tiếp theo.

icon01

 

1. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CÂY ROI ( MẬN) :

Cây roi đỏ Thái Lan hay còn gọi là cây mận theo miền Nam là giống cây ăn trái khá quen thuộc. Quả roi không phải là đặc sản mà nó dung dị, đời thường như chính bản chất con người Việt Nam. Bởi vậy mà từ lâu nó được người dân áp dụng kỹ thuật trồng ở khắp nơi.

 

Cây roi đỏ Thái Lan có tán lá sum suê, xanh mướt quanh năm, hoa, lá có mùi hương thơm dễ chịu. Quả roi đỏ có hình chuông, vỏ đỏ ruột xanh quả to cỡ 3 ngón tay người lớn, ăn có vị ngọ mát. Đặc biệt cây giống roi đỏ Thái Lan sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh. Trồng sau chỉ một hai năm có thể cho hoa kết trái. Trọng lượng trái trung bình 80 - 120gram/trái nên nếu trồng ở diện tích lớn đây sẽ là loại quả mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho các gia đình.

 

2 .Thời vụ trồng

 

Roi đỏ Thái Lan được trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào đầu mùa mưa. Không nên trồng vào thời điểm nắng nóng hay rét đậm cây rất dễ bị thui đen và chết.

 

3.Chọn giống roi đỏ Thái Lan

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại giống roi. Tuy nhiên, giống roi đỏ Thái Lan được nhiều người lựa chọn khi trồng trong chậu hay trồng đất với diện tích lớn đều mang lại năng suất quả cao. Cây giống bạn có thể tìm mua ở các vựa giống. Nên lựa chọn những cây giống xanh tốt, khỏe mạnh, không sâu bệnh để trồng.

 

4.Kỹ thuật trồng cây roi đỏ Thái Lan

 

Một đặc điểm thuận lợi cho cây roi đỏ Thái Lan đó là có thể phát triển ở nhiều loại đất khác nhau. Khi trồng nên đặt ở vị trí không bị ngập úng, thoát nước và có hệ thống tưới tiêu tốt. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

 

Khi mua cây roi về, nhẹ nhàng rạng bỏ bao nilon (tránh đụng chạm tới rễ), đào hố và đặt cây xuống. Lấp đất vào xung quanh gốc, ấn nhẹ tay cho cây đứng, tránh làm đứt rễ cây, trồng xong tưới thật đẫm nước.

Cách chăm sóc cây roi đỏ Thái Lan

 

Cách chăm sóc cây roi đỏ Thái Lan cực đơn giản bởi đây là loại cây lâu năm không cần phải quá tốn kém hay mất nhiều thời gian chăm sóc. Chỉ cần cung cấp duy trì tưới nước cho cây thường xuyên, đặc biệt là ở giai đoạn mới trồng, hoặc khi khô hạn kéo dài. Cây roi chuẩn bị ra hoa, cần giữ cho gốc cây luôn khô ráo. Thời kỳ kết trái, cây cần nhiều nước để nuôi trái. Thiếu nước năng suất sẽ kém và phẩm chất giảm.

 

5.Bón phân cho cây roi đỏ Thái Lan

 

Để giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh thì yếu tố phân bón cực kỳ quan trọng. Có thể dùng loại phân hữu cơ bón như: Phân trâu bò, heo, dê, rơm rác mục. Có thể bón xung quanh tán cây và bồi lớp đất bùn mỏng ở khoảng giữa tán cây bón phân vào hố và lấp đất lại. Ngoài ra chúng ta cũng cần bón thêm phân hóa học để tăng cường Kali và Canxi nhằm giúp trái roi thái lan có màu tươi đẹp và vị ngọt hơn. 

 

6.Phòng sâu bệnh hại cây roi đỏ Thái Lan

 

Trồng cây roi này thường bị sâu ăn lá. Đây là loài sâu ăn tạp, thường cắn phá đọt non làm bộ lá còi cọc xơ xác. Dùng các loại thuốc BVTV xử lý: Vifast 5ND, Desic 2,5 ND, Basudin 50EC…

 

Ngoài ra còn hay bị rầy mềm, rệp sáp, rệp dính rất hay tấn công chồi non, cuốn lá, cuốn trái làm cành lá quăn queo, bị muội hóng làm đen trái.. Có thể dùng Basan 50ND, Supracide 40ND, Polytrin 10ND.

 

Đặc biệt ấu trùng đục vào cành, thân làm cho cành bị khô có thể bị gảy ngang. Đầu tiên chúng khoét những đường hang ngoằn nghèo, hay đụt sâu vào thân cây, cây suy kiệt dần rồi chết. Có thể dùng Vibasu 10H, Vicarp 10H, Regent… để xử lý định kỳ xung quanh gốc, hay sử dụng các loại thuốc có tính lưu dẫn để xịt phòng cho cây.

 

7.Thu hoạch roi đỏ

 

Thu hái khi quả đã đủ độ chín phù hợp nhất cho vận chuyển đến nơi tiêu thụ mà không ảnh hưởng chất lượng. Roi có vỏ mỏng, rất dễ tổn thương xây xát, khi thu hái cần nhẹ tay, có dụng cụ chứa đựng phù hợp để tránh dập nát khi thu hái và vận chuyển. Khi thu hoạch xong có thể bón tiếp cho cây 0,5-1 kg phân NPK 20-20-15 cho cây nhanh chóng phục hồi để cho hoa trái đợt tiếp theo.

icon01

BƯỞI DA XANH

1 Giống bưởi da xanh ruột đỏ không hạt nổi tiếng:
Giống Bưởi Da Xanh ruột đỏ không hạt   thơm ngon nức tiếng khắp cả nước.
Trái bưởi da xanh có dạng hình cầu, nặng trung bình từ 1,2 -2.5 kg/trái.
Khi chín, vỏ trái có màu xanh đến xanh hơi vàng, dễ lột và khá mỏng ; tép bưởi màu hồng; nước quả khá, vị ngọt, không chua; có mùi thơm.
Giống bưởi da xanh khi trưởng thành cây cao từ 3-4 m,
Vỏ thân có màu vàng nhạt, ở những kẽ nứt của thân đôi khi có chảy nhựa.
Lá có gan hình mang, lá hình trứng, dài 11–12 cm, rộng 4,5-5,5 cm, cuống có dìa cánh to.
Giống bưởi da xanh sinh trưởng nhanh và đặc biệt rất ưa nước nhưng lại sợ úng do nước bởi thế khi trồng nó phải làm sao cho mùa mưa thoát nước nhanh, mùa nắng phải tưới.
Khi trồng giống cây bưởi da xanh cần chú ý nên tránh đất sét nặng, đất nhiễm phèn mặn, đất bạc màu, đất cát rời rạc, đất thấp ngập úng, đất cao “hóc” nước, đất mới lên bờ, đất có cỏ tranh, cỏ song chằn bao phủ.
Nhìn chung là đất không thuận lợi thì không nên trồng bưởi Da xanh,
Đất ít cát pha sét, pha thịt; đất bờ dừa lâu năm; đất có Trùng, giun cư trú tức là có cả vi sinh vật tồn tại. Đất có cỏ hôi, cỏ lồng vực, cỏ đuôi chồn, rau trai mọc lấp sấp thì dễ trồng bưởi.


giong-cay-buoi-da-xanh
 
2 Kĩ thuật trồng cây bưởi da xanh
- Cây giống bưởi da xanh đủ tiêu chuẩn trồng là cây có chiều cao từ 50-70cm, chiều cao mắt ghép tối thiểu 20cm. cây khỏe mạnh không bị sâu bệnh hay rỉ sắt
- Mật độ trồng cây bưởi da xanh là 5 mx5 m đối với trồng đơn canh hoặc 5m x 7m đối với xen canh
- Có thể trồng trên khu vực vùng núi, đồi cao nguyên dốc . Trồng dọc theo đường đồng mức
- Trồng bưởi da xanh chú ý thời điểm và thời tiết trồng để có phương án trồng tốt nhất
Chuẩn bị đất trồng bưởi
Bao gồm: phát quang, san mặt bằng; thiết kế vườn trồng; đào hố; bón phân lót và lấp hố; các công việc khác như làm đường, mương rãnh tưới tiêu nước,...
Phát quang và san ủi mặt bằng
Đối với những đồi rừng chuyển sang trồng cây ăn quả nói chung và trồng bưởi da xanh đều phải phát quang, thậm chí phải đánh bỏ toàn bộ rễ cây rừng và san ủi tạo mặt phẳng tương đối để cho việc thiết kế vườn được dễ dàng.
Trừ những nơi đất quá dốc ( từ khoảng 100 trở lên ) sẽ áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, nghĩa là chỉ phát quang, dãy cỏ, san lấp những chỗ quá gồ ghề sau đó thiết kế và đào hố trồng cây,
Đối với các loại đất chuyển đổi khác sang trồng bưởi da xanh cũng cần phải dọn sạch  và tạo lại mặt bằng trước khi thiết kế.
Thiết kế vườn trồng bưởi da xanh
+ Tuỳ theo quy mô diện tích và địa hình đất mà có thiết kế vườn trồng một cách phù hợp.

Đối với đất bằng hoặc có độ dốc từ 3 - 50 nên bố trí cây bưởi da xanh theo kiểu hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác (kiểu nanh sấu). Đất có độ dốc từ 5 - 100 phải trồng cây theo đường đồng mức, khoảng cách của hàng cây là khoảng cách của đường đồng mức.

Ở độ dốc 8 - 100  nên thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang đơn giản, dưới 80 có thể áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, trên 100 phải thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang kiên cố.
+ Đối với vườn diện tích vườn bưởi da xanh nhỏ dưới 1ha không cần phải thiết kế đường giao thông.

Với diện tích lớn hơn thậm chí tới 5 - 10 ha cần phải phân thành từng lô nhỏ có diện tích từ 0,5 đến 1ha/lô và có đường giao thông rộng để có thể vận chuyển vật tư phân bón và trái bưởi da xanh bằng xe cơ giới, đặc biệt đối với đất dốc cần phải bố trí đường lên, xuống và đường liên đồi. Độ dốc của đường lên đồi không quá 100.

 Bố trí mật độ, khoảng cách canh tác bưởi da xanh
Mật độ trồng  bưởi da xanh phụ thuộc vào và khả năng đầu tư thâm canh. Thông thường đối với bưởi da xanh trồng với khoảng cách 5 m x 4 m (tương ứng với 500 cây/ ha).  Đối với những vùng đất tốt hoặc có điều kiện đầu tư thâm canh và áp dụng các biện pháp đốn tỉa hàng năm có thể bố trí mật độ dày hơn (600 cây/ha). 
Ở những vùng đất dốc, hàng cây được bố trí theo đường đồng mức và khoảng cách giữa 2 đường đồng mức là khoảng cách giữa 2 hình chiếu của cây. Khoảng cách cây được xác định như nhau trên cùng một đường đồng mức, đường đồng mức dài hơn thì có số cây nhiều hơn.

   Đào hố trồng và bón lót phân trước khi trồng bưởi da xanh
+ Kích thước hố rộng  0,8 - 1 m sâu 0,8 - 1 m. Đất xấu cần đào rộng hơn.
+ Bón phân lót cho 1 hố: 
Bót lót cho mỗi hố 30 - 50 kg phân chuồng hoai (hoặc 5 - 7 kg phân vi sinh) + 1 kg supelân + bón vôi đủ điều chỉnh pH đất về ngưỡng thích hợp (từ 6 - 6,5). Toàn bộ lượng phân lót trên được trộn đều với tầng đất mặt và lấp hố. Lượng đất lấp hố cao hơn bề mặt hố từ 7 - 10 cm. Hố cần phải chuẩn bị trước khi trồng ít nhất 1 tháng.

Cách tỉa cành và tạo tán cho bưởi da xanh
tỉa t&aacute;n cho bưởi da xanh
Tỉa tán cho bưởi da xanh
Sau khi trồng cây khoảng 1 năm cây đã đạt chiều cao nhất định và tán lá đã phát triển khá mạnh. Định kì bạn nên cắt tỉa những cành già, cành yếu và bị bệnh để cây tập trung nuôi dưỡng những cành khỏe. 

Bón phân đúng thời điểm và theo từng giai đoạn phát triển
Căn cứ vào chất đất bạn đang trồng mà sẽ có chế độ bón phân thích hợp nhất. Thường người ta sử dụng loại phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục để bón cho cây phát triển. Giai đoạn tạo lá bạn nên bón thêm cho cây một lượng phân NPK để giúp tạo lá và kích thích cây đâm cành mới nhiều hơn.

Phòng trừ sâu bệnh nâng cao chất lượng và sản lượng
Giống như những loại bưởi khác, bưởi da xanh cũng mắc một số bệnh điển hình như bệnh thối lá, thối rễ và các loại sâu hay côn trùng chích hút vv. Bạn có thể thực hiện bằng tay loại bỏ những loại sâu hoặc côn trùng chích hút. Cắt bỏ những cành héo, cành sâu bệnh để không ảnh hưởng đến những cành khỏe mạnh. Có thể sử dụng biện pháp phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc chế phẩm sinh học để tiêu diệt sâu bệnh hại cây.

Kích thích ra hoa, đậu trái
Để cây ra hoa đậu trái đung thời điểm thị trường cần bạn nên tiến hành kích thích cây ra hoa và đậu trái trước 7 tháng trước ngày thu hoạch là tốt nhất.

Để cho ra những quả to mẫu mã đẹp thì các chuyên gia khuyên nên bao trái từ sớm. Khi bưởi da xanh có kích thước bằng với quả trứng vịt thì bạn sử dụng túi nilon có đường kính 20cm để bao quả lại. Dùng dây buộc giữ túi vừa chặt. Cắt bỏ phần đáy để giữ cho cây có độ thông thoáng giúp ngăn các loại côn trùng và sâu đục thân tấn công trái. Với loại túi nilon trắng trong này cây vẫn có thể quang hợp được và chất diệp lục ở vỏ quả vẫn hấp thu được ánh do đó mà màu sắc của quả không thay đổi từ khi nhỏ tới chín.

Thu hoạch bưởi da xanh:
Từ khi trồng ây ra hoa cho đến lúc thu hoạch khoảng 3 tháng. Nên thu hoạch bưởi lúc vừa chín tới để giúp quả có chất lượng tốt nhất.

3 Các loại hình nhân giống cây bưởi da xanh
Giống như nhiều loại cây trồng khác, người ta có thể trồng bưởi từ cây hạt , cây ghép hoặc cây chiết. Mỗi loại hình cây giống lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào tình hình địa phương canh tác và hoàn cảnh kinh tế mà ta có những phương án lựa chọn loại hình cây giống bưởi da xanh sao cho hợp lý.
Bưởi da xanh được trồng từ cây ghép mắt hoặc cây chiết cành là phương án tốt nhất và tối ưu nhất do khả năng sống tốt, thời gian sinh trưởng ngắn chỉ sau 2 năm đã bắt đầu được thu hoạch. Bới vậy đa phần hiện nay bà con thường trồng bưởi từ 2 loại này 

- Giống bưởi da xanh ghép : cây giống cao 40-60 cm, cây ghép mắt ghép cao 20 cm 
- Giống bưởi da xanh chiết : cây giống cao 60-70 cm 

icon01

1 – Giới Thiệu:
Cây giống Mít ruột đỏ có quả dùng để ăn tươi hay làm nguyên liệu chế biến thành các sản phẩm mít sấy, mít chiên chân không, kẹo mít, rượu mít, mít đóng hộp, nước uống v.v… Tùy theo mục đích sử dụng mà bà con chọn giống trồng cho phù hợp. Hiện nay các tỉnh phía Nam đang trồng nhiều giống mít được chọn tạo trong nước hoặc nhập nội cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu chế biến như: mít Nghệ CS M99-I, mít Thái, mít Mã Lai… Mít ruột đỏ Sông Pha còn có tên gọi là mít siêu sớm, hoặc mít tứ quý bởi cây cho thu hoạch trái chỉ 18 tháng sau khi trồng, lại cho trái quanh năm. Mít ruột đỏ khi chín ruột có màu như củ cà rốt, múi to cơm dày, vị rất ngọt và có mùi thơm như hương va-ni. Bình quân mỗi trái nặng khoảng 10kg, nếu được chăm sóc tốt trái có thể nặng tới 15-17kg. Loại mít này phù hợp với vùng đất thịt pha cát, có khả năng chịu hạn và ít bị sâu bệnh.

Giá mít Thái hôm nay 1/7: Có 4 giống mít ruột đỏ đang trồng nhiều ở miền  Tây, phân loại thế nào đây?
2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:
Dùng hạt cây Mít mật, Mít rừng gieo làm gốc ghép cho mít dai. Tiến hành ghép khi cây gốc ghép được 5-6 tháng, cao 30-40cm, lá đã ổn định. Có thể ghép mắt kiểu cửa sổ hoặc ghép áp, trong đó tỷ lệ thành công của ghép áp cao hơn. Thời vụ cho chiết, giâm hom, ghép cây tốt nhất là tháng 3-4 (vụ xuân) và tháng 8-9 (vụ thu) khi nhựa trong cây ổn định. Bí quyết thành công của các phương pháp nhân giống mít là giâm, ghép phải làm nhanh ngay sau khi cắt; với chiết cần để nhựa khô 2-3 ngày mới bó bầu nếu không sẽ bị nhiễm khuẩn mà chết khô cành.

CÂY GIỐNG MÍT RUỘT ĐỎ INDONESIA LÁ BẦU TRẠI GIỐNG CÂY TRỒNG HÀ HÙNG
3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
Đầu mùa mưa tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. Nếu chủ động nguồn nước tưới có thể trồng sớm hơn, thậm chí trồng quanh năm. - Trồng dầy: Cây cách cây 5m, hàng cách hàng 6m. Một ha trồng khoảng 300 cây (vì phải chừa đường đi nội bộ). - Trồng thưa: Cây cách cây 6m hàng cách hàng 7m. Một ha trồng khoảng 210 cây. - Đất cằn cỗi nên trồng dầy, đất tốt nên trồng thưa. Hiện nay, người ta có xu hướng trồng dầy để tăng sản lượng và rút ngắn thời gian hoàn vốn, sau đó áp dụng phương pháp tỉa cành hay đốn tỉa bớt.
4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:
- Đất bằng phẳng phải xẻ mương rãnh sâu ít nhất 30 - 40cm (tùy nước thủy cấp ở từng nơi) để chống úng vào mùa mưa. Làm hốc sâu 40 x 40 x 40cm và đắp mô cao 40 - 70cm. - Đất có độ dốc khoảng 5%, không cần đắp mô, chỉ cần làm hốc có kích thước 40 x 40 x 40cm. - Độ dốc cao hơn 7%, làm hốc có kích thước 40 x 40cm và sâu 60cm. - Mỗi hốc có thể trộn: 0,5kg vôi bột, 1-3kg phân hữu cơ Better HG01 3-2-2. Hố trồng đào 50 cm x 50 cm x 50 cm, khi đào hố nên để riêng lớp đất trên mặt ra một bên và đất ở lớp phía dưới ra một bên, bón lót mỗi hố 10-12 kg phân chuồng đã ủ hoai, hoặc phân hữu cơ Komix 1 kg, 150-250 g Super lân, trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất. Ngoài vật liệu bón lót trên không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro bếp bón lót dễ gây thối rễ và làm mặn đất.
5 – Phân Bón Lót:
Bón lót mỗi hố 10-12 kg phân chuồng đã ủ hoai, hoặc phân hữu cơ Komix 1 kg, 150-250 g Super lân, trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất. Ngoài vật liệu bón lót trên không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro bếp bón lót dễ gây thối rễ và làm mặn đất.
6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Mít Ruột Đỏ:
Dùng tay móc một lỗ nhỏ giữa hố trồng sâu hơn chiều cao túi đựng thanh trà khoảng 2-3 cm, kích thước to hơn bầu cây đôi chút, để túi cây trên mặt đất, dùng dao sắc rạch một đường xung quanh túi nilon, cách đáy 2-3 cm, bóc lấy đáy túi ra. Xem xét bộ rễ, cắt bỏ tất cả các phần rễ cái, rễ con ăn ra khỏi bầu đất, sau đó đặt vào hố trồng, lấp đất và rút bọc nilon ra. Dùng tay lấp và ém chặc lớp đất xung quanh để cố định gốc cây con không bị gió lay, chú ý đặt cây vào hố trồng sao cho sau khi trồng cổ rể ngang bằng với nền đất xung quanh, không trồng âm hay lấp phần thân cây. Sau khi trồng cần làm bồn đường kính khoảng 1 m để nước tưới không chảy ra ngoài. Trồng xong lấy cọc cắm, buộc thân cây vào cọc tránh gió lay gốc, nên buộc lỏng bằng dây nilon. Nếu trồng vào mùa mưa không cần che mát như sầu riêng hay măng cụt.
7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Mít Ruột Đỏ:
7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
Chú ý chỉ tỉa cành tạo tán khi cây mít đạt chiều cao khoảng 1m trở lên, khi cây chưa cho trái tỉa cành 2-3 lần/năm. Cây đã cho trái tỉa cành 1 năm/lần vào thời điểm thu hoạch trái xong. Khi tỉa cắt bỏ các cành gần sát mặt đất, cành tược, cành nhỏ mọc không đúng hướng, cành sâu bệnh. Giữ lại cành cấp 1 cách gốc khoảng 40cm trở lên, chọn các cành mọc theo các hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng 40 – 50cm, tạo thành tầng không quá 5 cành cấp 1. Tỉa bỏ bớt cành cấp 2, cấp 3… cho cây thoáng nhằm chống sâu bệnh và tăng năng suất.
7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Mít Ruột Đỏ:
+ Năm thứ 1: Sau khi trồng cứ 1-1,5 tháng bón phân 1 lần, bón cho mỗi gốc 100-150 g NPK(15:15:15), xịt bổ sung phân bón lá vi lượng như: number one hay Fetrilon-combi theo liều hướng dẫn, mục đích giúp cây có đủ dưỡng chất và chất vi lượng cần thiết khi bộ dễ chưa bén đất. + Năm thứ 2: lượng bón cho một cây là: 1,5-2,0 phân NPK theo tỷ lệ 2:1:2. + Năm thứ 3: Cây bắt đầu cho trái kinh doanh, lượng phân tăng so với năm trước 0,5-1,0 kg/cây. Chia làm hai lần bón đầu và cuối mùa mưa. Trong thời gian quả đạt trọng lượng tối đa sử dụng phân bón gốc Kali sulphate (K2SO4), bón mỗi gốc 400-500 g, kết hợp với phân bón lá 0-52-34 hoặc 10-52-17 phun cho cây 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần như vậy trái sẽ chính tập trung, màu thịt quả vàng hơn vàng mùi vị thơm ngon hơn.
8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Mít Ruột Đỏ:
-SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC CÀNH: Có tên Margronia, thành trùng đẻ trứng trên lá non, trái non sau đó đục vào thân cành. Xịt thuốc trừ sâu vào giai đoạn ra lá non, trái non như Cyperan 5 EC, 10 EC, Decis 2,5EC, Bian 40-50 EC, Basudin 50 EC. -RUỒI ĐỤC TRÁI: Do loài dacus sp, đẻ trứng vào trái già, gây thối nhũn trái. Dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực. Bao bọc trái hay xịt thuốc diệt ruồi như trebon 10 Nd, decis 25 ec... -SÂU ĐỤC TRÁI: Gây hại nặng trên mít làm giảm chất lượng và sản lượng. Thường ở các phần tiếp giáp các trái hay giữa trái tiếp giáp với thân, bị gây hại nặng nhất.Trái có thể bị hư hỏng hay bị rụng sớm. Không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học mà dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sự gây hại hay bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý. -NGÀI ĐỤC TRÁI: Có nhiều loài gây hại khác nhau, chúng chích hút vào ban đêm ở giai đoạn trái chín. Cách phòng trị giống như sâu đục trái. -RẦY, RỆP: Có rất nhiều loài gây hại trên mít, chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, trái làm lá quăn queo, cây chậm lớn, trái dị hình và kèm theo là nấm đốm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của cây và trái không đẹp. Khi trồng ở nơi cao ráo thường bị rệp sáp tấn công ở phần gốc và rễ. Dùng các loại thuốc hóa học sau đây để trị rầy rệp khi điều tra có mật số cao: Bassan 50 EC, Supracide 40 EC, Basudin 50 ec...
9 – Thu Hoạch và Bảo Quản:
Cây mít cho trái rải vụ quanh năm, song vụ chính ở Đồng Nai vào tháng 6, 7. Thời gian từ lúc ra hoa đến lúc trái già khoảng 5 tháng, do đó có thể căn cứ vào màu sắc trái để thu hoạch. Trái mít già, các gai nở căng, chuyển từ màu xanh sang màu xanh vàng hoặc nâu nhạt, mủ lỏng và trong, vỗ kêu bồm bộp, để vận chuyển đi xa nên thu hoạch lúc trái già. Hiện ở Đồng Nai có nhiều giống mít cho năng suất cao như: mít Viên Linh, mít Thái, mít nghệ, mít tố nữ... Song, nông dân nên trồng giống mít nghệ trong nước được tuyển chọn qua các cuộc thi trái ngon, giống tốt hoặc những giống mít trong nước có phẩm chất ngon được nhiều người ưa chuộng, đồng thời thích hợp để chế biến, sấy khô đóng gói xuất khẩu.

icon01

Thời vụ

Vú sữa có thể trồng quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa: khoảng tháng 9 ở Trung Bộ và tháng 6 ở Nam Bộ.

Chuẩn bị giống

 
   
   

Nhân giống CÂY VÚ SỮA thường được áp dụng bằng phương pháp chiết cành. Lựa chọn những giống cây mang lại năng suất cao với độ tuổi trong khoảng 6 – 10 năm tuổi để thực hiện chiết cành, tạo ra những cây con khỏe mạnh trước khi trồng. Trên cây, ưu tiên chọn cánh bánh tẻ tuyệt đối không sâu bệnh, độ tuổi trung bình từ 14 – 16 tháng, nằm ngang với phần da vừa hóa gỗ. Cần chú ý rằng không sử dụng các cạnh vượt làm cách chiết.

Ngoài ra, phương pháp ghép cũng được lựa chọn để nhân giống vú sữa. Có 2 cách ghép cây vú sữa: ghép treo bầu và ghép áp cành

Ghép treo bầu:

Gốc ghép: Sử dụng gốc ghép có đường kính từ 0,8 – 1 cm (tương đương 16 – 18 tháng tuổi). Dùng dao bén vạt gốc ghép theo hình vạt nêm dài 1,5 – 2 cm, cách mặt bầu ươm 0,6 – 10 cm.

Cành ghép: vị trí ghép cách chồi ngọn 30 – 40 cm trở lên, dùng dao bén cắt xéo góc 300 vào đến giữa tâm cành rồi kéo dài về phía ngọn cành khoảng 2,5 – 3 cm.

Ghép: đặt vạt nêm của gốc ghép vào nơi vạt xéo trên cành ghép, phải đặt sao cho mặt cắt của gốc và cành ghép trùng khít lên nhau, quấn mối ghép bằng băng keo ghép cây, sau đó cột chặt vào cành lớn hơn trên cây tránh gió lay.

Cắt dây ghép: nơi ghép sẽ được kết dính sau khi ghép khoảng 3 tuần, 1,5 – 2 tháng sau ghép có thể cắt dây những cây ghép thành công, 1 tháng sau đó thay bầu ươm lớn hơn, tưới nước đầy đủ, để cây nơi râm mát và chăm sóc đến khi đưa đi trồng.

Ghép áp cành:

Gốc ghép: chọn gốc ghép có đường kính từ 1 – 1,5cm (18 – 20 tháng tuổi) dùng dao bén có mũi nhọn mở hình chữ U trên gốc ghép có chiều dài từ 2 – 3 cm, cách mặt bầu 0,6 – 10 cm, tách vỏ chữ U này (chỉ mở lớp vỏ, không cắt vào phần gỗ cây).

Cành ghép: Cành được cắt từ cây mẹ có độ dài từ 10-20cm (có thể có 1 nhánh nhỏ hoặc 1 mắt lá), phía dưới chân cành ghép dùng dao bén vạt hình vạt nêm tương ứng với chiều dài của chữ U trên gốc ghép.

Ghép: lồng vạt nêm của cành ghép vào chữ U của gốc ghép sao cho cành và gốc ghép trùng khít lên nhau, dùng băng keo ghép cây quấn kín mối ghép.

 

Kỹ thuật trồng cây vú sữa

Cây vú sữa trồng thích hợp trong điều kiện nhiệt đới nhiệt độ 22-340C, chỉ ra hoa tốt trong điều kiện có hai mùa mưa nắng phân biệt và không chịu được gió to do cây có tán lá dày và rễ nông. Hợp với đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, ít chua, pH 5,5-6,5, cao độ không quá 400m

Trước khi trồng 15 – 20 ngày tiến hành đào hố giữa mô rộng 40-50cm, sâu 20 – 25cm, trộn đều lớp đất này với hỗn hợp 20kg phân hữu cơ , 100g DAP,ø 200 – 300g phân lân và 10-20g Basudin 10H.

Đặt bầu cây thẳng đứng, mặt bầu ngang với mặt mô trồng, cắt bỏ vỏ bầu, lắp đầy hố bằng hỗn hợp nêu trên, nén chặt, cắm cọc cố định và tưới nước.

Sau khi trồng cần chú ý che bóng cho cây để tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng trực tiếp thời gian từ 1 – 2 năm đầu. Sử dụng rơm rạ, hay lá mục phủ lên phần gốc đảm bảo giữ ẩm cho đất được thực hiện tốt với tiêu chuẩn tủ gốc nằm cách phần rễ từ 40 – 50cm.

Kỹ thuật chăm sóc

 Tỉa cành, tạo tán

Trong các năm đầu nên tỉa bớt cành, chỉ để lại các cành phân bố cành đều theo các hướng, tạo cho cây có tán tròn đều và khống chế chiều cao không vượt quá 4-4,5m. Cắt bỏ cành vượt trong tán, cành sâu bệnh, cành phụ ốm yếu mọc liên tiếp trên cùng một cành chính, cành mọc gần mặt đất.

Vào sau mỗi vụ thu hoạch cần tỉa các cành mọc đứng bên trong tán, cành rũ, cành ốm yếu, sâu bệnh…để giúp cây thông thoáng và sớm ra chồi mới.

Đối với vườn có độ tuổi từ 20 năm trở lên, cây cao quá 6m nên tiến hành trẻ hoá cho cây. Kỹ thuật trẻ hoá nên được áp dụng liên tiếp trong 3-4 năm, mỗi năm trên từng phần của cây để đảm bảo mức thu nhập.

Sau mỗi vụ thu hoạch nên cưa bỏ 1-2 cành vươn cao, ít lá và có biểu hiện sinh trưởng, năng suất kém nhất trên tán cây. Cưa ngắn các cành này còn 30-50cm tính từ gốc cành. Khi cưa nên rót nước liên tục vào vết cưa nhằm tránh nhiệt độ cao do ma sát gây chết mô cây ảnh hưởng đến khả năng tái sinh chồi sau này, vết cưa nghiêng 45 độ để tránh đọng nước. Sơn phủ bề mặt vết cưa bằng dung dịch sun-phát đồng. Khoảng 15-20 ngày sau dưới mỗi vết cưa sẽ phát triển 5-15 chồi mới, nên tỉa bớt số chồi mới chỉ giữ lại 2-3 chồi khỏe và ở vị trí đều quanh cành. Khi chồi mới phát triển đến chiều dài 50-60cm thì tiến hành loại bỏ đỉnh sinh trưởng để kích thích chồi phân cành. Lưu ý quan sát và phòng trừ sâu hại cho cành mới. Cành mới có khả năng cho trái sau 12-18 tháng.

Bón phân

Chọn các loại phân bón chất lượng, bón phân đầy đủ, đúng cách là yêu cầu bắt buộc, đảm bảo giúp vú sữa có được điều kiện phát triển tốt nhất, lý tưởng nhất. Việc bón phân cho cây vú sữa cũng cần thực hiện theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật mới mang lại hiệu quả ứng dụng cao, mang lại giá trị thiết thực cho quá trình phát triển của cây:

Chú trọng bón phân đúng cách tạo điều kiện cho cây phát triển tốt

Thời kỳ kiến thiết cơ bản: ở năm đầu tiên việc bón phân cần tuân thủ yêu cầu sử dụng 2kg NPK 16-16-8 hòa cùng 200 lít nước để tưới đều đặn cho cây. Vào thời điểm từ năm thứ 2 trở đi thì lương phân bó cần sử dụng sẽ là 2kg NPK 20-20-15 để bón làm 4 lần trong năm, mỗi lần cách nhau khoảng 3 tháng.

Ở thời kỳ kinh doanh: vào thời gian khoảng 5 năm sau khi trồng lúc này cây vú sữa đã cho trái ổn định và cũng là thời điểm mà vườn cây bước vào giai đoạn kinh doanh. Việc bón phân càng cần chú trọng để đảm bảo năng suất cao mỗi vụ. Việc bón phân cần được tuân thủ đúng kỹ thuật vào các giai đoạn cụ thể là xử lý khi ra hoa, đậu quả, quá trình nuôi quả và trước thời điểm thu hoạch khoảng 1 tháng.

Lượng phân bón sẽ có những điều chỉnh, thay đổi cụ thể dựa trên năm tuổi và sản lượng thực tế:

+ Lần đầu tiên: ở giai đoạn xử lý trước khi ra hoa chúng ta cần sử dụng bón 1-2 kg/cây/lần bằng NPK 20-20-15 hoặc bằng phân hòa tan Solufert để kích thích ra hóa.

+ Lần thứ 2: Khi vú sữa đã đậu trái với mỗi trái đường kính trung bình khoảng 1cm thì lúc này việc sử dụng 1-2 kg/cây/lần NPK Seven cây ăn trái.

+ Lần thứ 3: Trong giai đoạn trái lớn với đường kính khoảng 3cm thì lúc này bón 1-2 kg/cây/lần NPK cây ăn trái.

+ Lần thứ 4: Thời điểm trước khi thu hoạch khoảng 1 tháng chúng ta dùng 1-2kg NPK 12-12-18 giúp trái thơm ngon, ngọt hơn.

Yêu cầu chung là mỗi lần bón cần cách nhau thời gian khoảng 2 tháng để đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất. Khi tiến hành bón phân chúng ta dọn sạch vật liệu ủ gốc, xới rãnh với độ sâu 5 – 10cm tại vị trí 2/3 đường kính của tán cây sau đó bón phân vào rãnh, ủ lại vật liệu lên gốc và tưới nước đều đặn hàng ngày trong khoảng 7 ngày liên tục.

Xử lý ra hoa:

Xử lý ra hoa cho vú sữa khi cây đã trưởng thành, cho trái ổn định từ năm thứ 7 trở đi bằng phương pháp điều tiết nước và bón phân. Lúc chuẩn bị thu hoạch quả (khoảng tháng 11) tiến hành các bước xử lý như sau:

Gom sạch lá rụng trên mặt líp để phơi khô đất, đồng thời xiết cạn nước trong mương cho đến khi thu hoạch xong (mực nước trong mương tối thiểu phải cách mặt líp 60 cm).

Sau khi thu hoạch xong, tỉa bỏ các trái non còn sót lại và tỉa các loại cành già, cành vô hiệu, cành vượt (cành phướn), cành sâu bệnh.

Xử lý ra hoa từ tháng 2- 3 :

Bơm nước tràn trên mặt líp 2 – 3 lần, 4 – 5 ngày/lần, yêu cầu đảm bảo mặt líp phải thật ẩm (bơm nước ngâm líp trong 1 -2 ngày).

Bón toàn bộ lượng phân đợt 1, tưới nước cho tan phân sau mỗi lần bón.

Tưới liên tục 3 lần/tuần cho dến khi cây ra hoa.

Thu hoạch.

Thời gian từ khi đậu trái đến khi thu hoạch từ 180 – 200 ngày tùy theo giống, mùa vụ. Tiến hành thu hoạch khi trái đã chín sinh lý trên cây. Trái phát triển đạt đến hình thái, màu sắc đặc trưng của giống.

Khi thụ hoạch nên cắt cả cuống trái dài 1-2 cm, loại bỏ trái có vết sâu bệnh, tổn thương và bao trái bằng các loại bao giấy nhằm tránh trầy xướt trong quá trình vận chuyển.

Thùng, giỏ chứa trái phải có lót đệm bằng giấy hoặc các loại vật liệu xốp, khô. Không nên chất quá 4-5 lớp trái trong giỏ./.

Sạch lắm ạ

Trong vòng 24 tiếng, hàng sẽ về tới tay bạn trong trường hợp đi tỉnh, nếu trong cùng khu vực, hàng sẽ đến tới tay bạn trong vòng 2 tiếng

Không ạ.
Câu hỏi thường gặp

Bộ câu hỏi FAQ

FAQ hay FAQs viết đầy đủ là Frequently Asked Questions - tiếng Việt: Các câu hỏi thường gặp; hoặc Questions and Answers là các câu hỏi và trả lời thường theo cùng một chủ đề nhất định.