LỰU ĐỎ FERU

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG VZF CHĂM SÓC CÂY LỰU 

Lựu là loài quả giàu dinh dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Chính vì thế mà loại quả này rất được ưa chuộng ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung. Tại Việt Nam cây lựu có mặt ở khắp nơi trên các tỉnh thành. Ngoài giá trị dinh dưỡng lựu còn mang nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy. Vì vậy, hầu hết gia đình yêu cây cảnh đều rất muốn tự trồng một cây trong vườn nhà. Hiểu được điều đó, bài viết hôm nay chúng tôi xin hướng dẫn bạn cách trồng và chăm sóc cây lựu tại nhà. Cùng tìm hiểu nhé!

Đặc điểm sinh trưởng của cây lựu

Lựu là loài cây tiểu mộc có tên khoa học là Puni-cagranatum L. Cây lựu trưởng thành có thể cao từ 3-4m. Hoa lựu có màu trắng hoặc đỏ tượng trưng cho vận may, tài lộc. Cây lựu được trồng chủ yếu để lấy quả. Bởi quả lựu ăn rất ngon, nhiều vitamin, dinh dưỡng và khoáng chất.

 

Cây lựu ưa nhiệt độ từ 25-35 độ C

Ngoài ra, với nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy, lựu còn được trồng để làm cảnh. Để trồng được lựu, bạn nên lưu ý các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cụ thể như sau:

  • Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp để trồng lựu là từ 25 – 35 độ C. Theo các chuyên gia làm vườn, cây lựu là loài cây không ưa lạnh. Chúng chỉ có thể chịu được lạnh trong khoảng thời gian ngắn. Nếu trồng ở những nơi có nhiệt độ dưới 20 độ C cây sẽ chết hoặc sinh trưởng chậm.
  • Đất trồng cây lựu thích hợp là các loại đất thịt, đất phù sa, đất cát, đất đỏ…
  • Cây lựu ưa nắng, vì thế tránh trồng lựu dưới những bóng râm. Cây sẽ chậm phát triển, cho năng suất thấp.

Kỹ thuật trồng lựu

Hiện nay, có hai cách trồng lựu phổ biến là trồng bằng hạt và trồng bằng phương pháp chiết cành. Cụ thể cách thực hiện như sau:

Cách trồng lựu bằng hạt

Trồng lựu bằng hạt thường không được áp dụng nhiều bằng phương pháp chiết cành. Bởi thời gian thu hoạch lâu. Tuy nhiên, nếu muốn bạn có thể thực hiện theo các bước hướng dẫn sau:

 

Kỹ thuật trồng lựu bằng hạt

  • Lựu bạn chọn những quả già, đem loại bỏ phần mọng nước, giữ lại phần hột bên trong. Sau đó đem đi rửa sạch và để ráo.
  • Đặt những hột lựu vừa thu được vào một chiếc khăn, giấy ẩm và cuộn lai. Đặt những chiếc khăn ẩm có chứa hạt lựu giống vào trong túi nilon và để ở nơi có độ ẩm cao, ánh sáng vừa phải. Lưu ý không nên buộc kín túi nilon để không khí luôn được trao đổi, tạo điều kiện cho hạt nảy mầm.
  • Khoảng 10 ngày sau, kiểm tra độ nảy mầm của các hạt giống.
  • Chuẩn bị sẵn đất trồng và tiến hành gieo các hạt nay mầm. Thường xuyên tưới nước để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Lưu ý nên trồng và gieo hạt lựu ở những nơi có đủ ánh sáng, tránh các bóng râm.
  • Sau khoảng 6 tuần cây bắt đầu phát triển tốt và cho chiều cao đạt từ 8 đến 10cm. Lúc này bạn có thể tỉa cành để tạo dáng lựu theo ý thích. Thường xuyên tưới nước cho cây  2 lần/ ngày vào sáng và chiều tối. Để cây phát triển nhanh có thể bón thúc một ít phân hưu cơ.

Trồng cây lựu bằng phương pháp chiết cành

Để cho hiệu quả cao, thời gian thu hoạch được rút ngắn người ta trồng cây lựu theo phương pháp chiết cành. Đây là phương pháp phổ biến và được nhiều người áp dụng nhất. Cách thực hiện như sau:

 

Trồng lựu bằng phương pháp chiết cành

  • Bạn chọn những cây lựu trưởng thành, cho quả to, ngon, ngọt để triết lấy cành. Hoặc nếu không bạn có thể mua những cành triết tại vườn và những nơi bán giống. Lưu ý: Nên triết cành vào mùa mưa thì hiệu quả sẽ cao hơn là mùa nắng. Bởi cành chiết nhanh bén rễ hơn.
  • Chuẩn bị chậu cây hoặc đào hố trên vườn. Sau đó đem những cành lựu chiết bỏ lớp nilon bên ngoài và trồng xuống hố đất đã chuẩn bị trước. Hố cần đủ rộng và sâu để cây dễ sinh trưởng.
  • Thường xuyên tưới nước để giữ cho đất luôn đủ độ ẩm thì cây mới dễ sinh trưởng và phát triển. Sau khoảng vài tuần cây đã vươn cao và xanh tươi. Để cây mau cho ra trái bạn có thể bón thêm các loại phân hữu cơ.

Kỹ thuật chăm sóc cây lựu

Cây lựu thuộc loại cần không cần chăm sóc nhiều. Tuy nhiên, để cây phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao cũng cần đến bàn tay tỉ mỉ của những người “nghệ nhân”.

 

Tỉa bớt những cành nhỏ, chứa nhiều sâu bệnh

  • Cung cấp đầy đủ nước cho cây. Nhất là vào mùa khô, và khi trái lựu đang phát triển và sắp chín.
  • Phòng trừ cỏ dại: Thường xuyên làm cỏ và giữ cho đất luôn được thông thoáng bằng cách xới đất. Một năm nên xới đất khoảng 2-3 lần. Làm cỏ vụ xuân vào khoảng tháng 1-2, vụ thu từ tháng 8-9.
  • Cắt tỉa, tạo hình: Tỉa bớt những cành dày, yếu, cành có chứa sâu bệnh để tập trung nuôi những cành khỏe mạnh. Ngoài ra, nếu là người yêu thích cây cảnh bạn có thể tạo hình cây lựu theo ý muốn.
  • Bón phân cho cây: Lựu là loài cây ưa nước và phân bón. Tuy nhiên, nếu trồng lựu trong chậu cảnh thì không nên bón quá nhiều phân đạm. Cây sẽ phát triển nhanh khiến bạn phải thường xuyên thay chậu mới. Giai đoạn cây đang phát triển nên bón thúc cho cây các loại PHÂN HỮU CƠ…15-20 ngày bón một lần. Khi cây chuẩn bị ra nụ bón phân NPK để cây cho quả to.

Trên đây là hướng dẫn về cách trồng và chăm sóc cây lựu. Nếu bạn yêu thích loài cây này thì nên ghi tên nó trong khu vườn nhà mình. Chúc bạn thực hiện thành công!