bưởi đỏ luận văn

. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

  1. Chuẩn bị đất trồng

Đào hố trước khi trồng 2 - 4 tuần, hố có kích thước 0,6m x 0,6m x 0,6m; bón mỗi hố tối thiểu từ 20 – 30kg phân chuồng hoai (hoặc 5 – 10kg phân hữu cơ vi sinh), 0,3 kg super lân và 1kg vôi; trộn đều với lớp đất mặt cho đầy hố, vun mô cao từ 10 – 30 cm so với mặt đất cũ tùy theo vùng đất cao hay thấp.

Cây bưởi dễ nhiễm bệnh xì mủ nên cần phải lên liếp để thoát nước tốt trong mùa mưa bão.

  1. Thời vụ trồng

Vùng Đông Nam Bộ nên bắt đầu trồng đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới, thường từ tháng 5 – 6 dương lịch là tốt nhất.

  1. Cách trồng

Khi trồng đặt cây xuống giữa hố nâng cho bầu cây nhô cao khoảng 10 – 20cm so với mặt đất xung quanh. Dùng dao cắt đáy bầu sau đó rạch theo chiều dọc của bầu để kéo bao ni lon lên và lấp đất lại ngang mặt bầu, tưới nước, cắm cọc chống đỡ cây. Khi xuống giống nên tỉa bớt lá, đặt cây thẳng khi có nhiều cành bên, đặt hơi nghiêng khi có ít cành bên, cắm cọc cột dây để gió khỏi làm lung lay, nén đất cho chặt, nếu trời nắng hạn cần tủ gốc và tưới dặm.

  1. 4Bón phân

4.1 Thời điểm bón

Phân đạm thường được chia ra làm 3 giai đoạn bón: Trước khi cây ra hoa, trong khi trái phát triển và sau khi thu hoạch. Nếu trong vườn bưởi có lắp đặt hệ thống tưới hòa phân qua đường ống thì trong mỗi giai đoạn có thể chia nhỏ lượng phân đạm làm 3 lần bón, mỗi lần cách nhau từ 7 – 10 ngày.

Cần bón đạm trước vụ ra hoa rộ nhằm dự trữ sẵn đạm khi hoa bắt đầu nở và đầu thời kỳ phát triển trái khi có nhu cầu đạm lớn. Nhu cầu kali thường lớn nhất vào cuối giai đoạn phát triển trái.

4.2 Số lượng phân bón hàng năm

Tùy theo đất đai, giống, tình hình sinh trưởng của cây mà quyết định số lượng phân bón cho thích hợp. Về cơ bản các loại phân đạm, lân, kali cần cung cấp cho cây đầy đủ, bên cạnh đó phân hữu cơ và các nguyên tố vi lượng cũng cần được bón bổ sung để đạt được năng suất cao.

4.2.1 Thời kỳ kiến thiết cơ bản

Thời kỳ kiến thiết cơ bản (cây từ 1 – 4 năm tuổi) cần bón cân đối lượng N, P, K để giúp cây phát triển cành lá, nếu trong thời kỳ này có hoa nên tỉa bỏ. Nên chia nhỏ lượng phân làm nhiều lần (trung bình 4 lần/năm).

Bảng 1: Lượng phân khoáng bón thúc cho cây bưởi thời kỳ kiến thiết cơ bản (g/gốc/năm):

Năm trồng

Urê

(46% N)

Super Lân

(16% P2O5)

KCl

(60% K2O)

Năm 1

200g

600g

150g

Năm 2

400g

1200g

400g

Năm 3

600g

1800g

600g

Năm 4

800g

2000g

800g

4.2.2 Thời kỳ kinh doanh

Bón phân hóa học

Từ năm thứ 5 trở đi cần gia tăng phân kali vì cây bưởi cần nhiều K nếu muốn quả ngọt và chắc. Bón phân nuôi trái theo tỷ lệ N, P, K ở thời kỳ này là 12: 12: 17. Tùy theo đặc tính đất, độ lớn của cây và sản lượng mà gia giảm. Ví dụ 1 công thức phân bón hỗn hợp cho vườn bưởi Lá Cam năm thứ 8. Lượng phân cần bón mỗi loại 1 ha = 238 gốc như sau: NPK 16-16-8: 476kg, NPK 20-20-15: 952kg, KCL: 357kg, DAP: 476kg, Urea: 238kg, phân chuồng hoai: 24 tấn.; chia làm 4 giai đoạn chính:

- Sau thu hoạch: Bón 1kg Urê + 2kg DAP + 0,5kg KCl +  phân chuồng 50kg/gốc

- Thúc ra bông: Bón phân chuồng 50 kg + 2 kg NPK 16-16-8/gốc

- Bón nuôi trái 2 lần: Sau đậu trái 1 tháng và 3 tháng: Bón 2kg/lần NPK 20-20-15/gốc. Trước khi chín 1 tháng bón 0,5 -1kg KCL/gốc.

- Trên vùng đất cao nên sử dụng kali dạng K2SO4 tốt hơn KCl (chú ý bón <=1 kg/gốc). Trong mỗi giai đoạn chính, chúng ta có thể chia nhỏ lượng phân bón làm 4 lần (mỗi lần cách nhau từ 10 hoặc 1 tháng) giúp cây hấp thu lượng phân tối đa.

Phân hữu cơ các loại

Mỗi năm ở thời kỳ kiến thiết cơ bản nên bón từ 20 – 50kg, kinh doanh 80 – 100kg phân chuồng hoai mục/gốc/năm (hoặc 10 – 30 kg; 30 – 50 kg/gốc/năm phân hữu cơ vi sinh).

Tro

Ở một số nơi bà con sử dụng ít phân kali và thay thế bằng cách bón tro. Tuy nhiên tùy theo tro củi hay tro trấu mà hàm lượng K2O cao hay thấp (thường chỉ chứa từ 4 – 10% K2O trong tro) nên phải bón hàng giạ tro/gốc/năm.

Bón vôi

Phần lớn đất trồng bưởi chưa có pH thích hợp, nên nếu pH thấp cần bổ sung thêm vôi, tùy mức độ pH mỗi năm nên bón cho mỗi gốc từ 1 – 4kg vôi bột, vườn kinh doanh bón 1.000 kg/ha, chọn vôi có hàm lượng CaO và MgO cao.

Phân vi lượng

Cũng có thể  dùng các dạng sulfat như: ZnSO4, MgSO4 pha ở nồng độ từ 0,3 – 0,5% kết hợp với vôi tôi để giảm bớt cháy lá do SO4—  gây ra.

Bảng 2: Kinh nghiệm bón phân cho cây bưởi dựa trên sản lượng của một số nhà vườn:

Sản lượng

ha/năm

N

Tương đương Urê

P2O5

Tương đương

super lân

K2O

Tương đương KCl

1 tấn quả

7 – 12 kg

15,2 – 26kg

7 – 12kg

43,7 – 75kg

8 – 12kg

13,3 – 20kg

20 tấn quả

140kg

300kg

140kg

870kg

160kg

266kg

  1. Tưới nước

Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước, vào mùa mưa do cần phải có mương cống để tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết. Thiết kế hệ thống tưới béc phun tán để hạn chế sâu hại.

  1. Tỉa cành tạo tán

6.1 Tạo tán

Tạo cây có hình dạng tim mở tự nhiên sẽ cho năng suất cao và ổn định lâu dài.

6.2 Tỉa cành

Hàng năm sau khi thu hoạch cần loại bỏ những đoạn cành đã mang quả (thường rất ngắn khoảng 10 -15cm), cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang quả, các cành đan chéo nhau, đồng thời cần loại bỏ những cành vượt trong thời kỳ cây đang mang quả nhằm hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng với quả.

  1. Các bước cơ bản điều khiển ra hoa

Các bước cơ bản:

B1: Sau thu hoạch, bón phân nuôi đợt tượt mới.

B2: Sau 3 tháng thúc phân làm già lá tạo mầm hoa, phun bổ sung phân bón lá theo chỉ dẫn của các sản phẩm khuyến cáo.

B3: Thúc phân ra bông, phun bổ sung phân bón lá chuyên dùng.